Bệnh
đau mắt đỏ thường không quá lo ngại bởi bệnh thường dễ điều trị nếu biết cách.
Nhưng đối với trẻ nhỏ hệ miễn dịch và mắt còn non yếu khi không biết cách chữa
trị, vệ sinh đúng cách thì căn bệnh này lại vô tình trở lên vô cùng nguy hiểm,
đôi khi còn khiến trẻ bị mù lòa. Nhận định được mức độ nguy hiểm của bệnh dưới
đây là những triệu chứng khi trẻ bị đau
mắt đỏ và cách phòng chữa bệnh.
|
Trẻ bị đau mắt đỏ- căn bệnh thường gặp |
1. Những dấu hiệu chính xác cho thấy
trẻ bị đau mắt đỏ
Trẻ bị đau mắt đỏ
chúng ta sẽ thấy ngay nhiều những biểu hiện bằng mắt thường rõ ràng như:
-
Mắt có hiện tượng đỏ khác thường đồng thời xuất hiện liên tục và với số lượng lớn
nghèn mắt.
-
Thường sẽ có 1 mắt có biểu hiện đỏ khó chịu sau đó lây lan sang mắt khác, mắt bị
cộm rát vô cùng khó chịu. Đặc biệt khi ngủ dậy 2 mắt sẽ bị nghèn bao quanh khó
mở mắt.
-
Nghèn mắt không chỉ màu trắng thông thường mà có màu xanh hoặc vàng với độ keo
dính cao.
-
Viền mi mắt dần dần có hiện tượng sưng, phù lề và chảy nước mắt.
-
Mắt trẻ có dấu hiệu mờ đi, nhìn rất mỏi và khó chịu.
2.
Nguyên nhân khiến trẻ bị đau mắt đỏ
Chứng
bệnh đau mắt đỏ gây ra bởi nguyên nhân chính từ các vi khuẩn và virut có gây
ra. Loại vi rút quái ác này có ở rất nhiều nơi dễ bùng phát thành dịch bệnh đồng
thời nó nguy hiểm khi có thời gian sống ủ trong cơ thể vật chủ thời gian dài mới
gây bệnh khiến bệnh lây lan rộng rãi qua nhiều đường như đường hô hấp, đường
tiêu hóa, từ mẹ sang con hay đường tình dục…
Ngoài
ra còn có trường hợp trẻ bị đau mắt đỏ
do dị ứng thời tiết hay các tác nhân như sốt, bụi bẩn và các vật bẩn ngoài môi
trường sống vương vào mắt chẳng hạn như xà phòng, khói bụi, ô nhiễm không khí
và nước…
3.
Trẻ bị đau mắt đỏ điều trị như thế nào?
Trong
những ngày đầu khi trẻ bị đau mắt đỏ thì các bậc cha mẹ nên nhỏ dung dịch nước
muối sinh lí loãng 0.9% hoặc nước mắt nhân tạo giúp rửa mắt thường xuyên nhẹ
nhàng kháng viêm, giảm bớt sự khó chịu trong mắt để mắt được massage nhẹ nhàng
nhờ nước.
Đến
ngày thứ 3 nếu mắt ngày càng có những dấu
hiệu nặng hơn cần đưa trẻ tới bệnh viện chuyên mắt chuẩn đoán và có biện pháp kịp
thời tránh chữa bệnh không đúng cách, kéo dài thời gian bệnh tạo những biến chứng
khó lường.
Tuyệt
đối không tự ý dùng bất kì loại thuốc nào khác chỉ định của bác sĩ chuyên, đặc
biệt không dùng các phương pháp dân gian như đắp các loại lá,… tránh tổn thương
mắt trẻ.
|
Các cách điều trị khi trẻ bị đau mắt đỏ |
Trẻ
bị đau mắt đỏ thì những người trong gia đình nên dùng riêng các loại thuốc nhỏ,
đồ dùng cá nhân,… đeo kính mắt cho trẻ tránh lây bệnh cho mọi người đồng thời
giảm cường độ ánh sáng chói hay bụi bẩn tấn công mắt trẻ.
Khi
vệ sinh mắt chú ý dùng bông hay khăn sạch để lau khô, trườm mắt bằng khăn lạnh
giúp mắt dễ chịu, tránh để mắt tiếp xúc nhiều với nước tắm.
4.
Chăm sóc trẻ bị đau mắt đỏ
Nếu
bé có dấu hiệu bị bệnh đau mắt đỏ thì việc cần làm ngay đó là đưa trẻ ngay tới
cơ sở y tế để có lời khuyên và cá liệu thuốc thích hợp.
Không
dùng đơn thuốc của trẻ bị bệnh đau mắt đỏ khác đối với trẻ nhà mình
Lau
rửa nghèn mắt nhẹ nhàng thường xuyên bằng nước ấm và bông sau đó không sử dụng
lau lại.
Trước
khi lau rửa hay chăm sóc mắt cho bé chúng ta cần làm vệ sinh tay thật sạch đồng
thời dùng dung dịch sát khuẩn vệ sinh toàn bộ đồ dùng quanh trẻ.
Cho
bé nằm nghiêng một bên để rửa mắt tránh để nước rửa nhoen sang mắt lành.
Tuyệt
đối không sử dụng lá trầu không, lá dâu… đắp hay xông hơi mắt của bé.
Chuẩn
bị cho bé chế độ ăn nhiều rau xanh, vitamin A trong các loại quả nhiều hơn để
tăng chất đề kháng và sức khỏe hỗ trợ mắt.
|
Chăm sóc trẻ bị đau mắt đỏ sao cho tốt nhất. |
5.
Những con đường khiến trẻ bị đau mắt đỏ
Trẻ
có thể lây qua bạn bè môi trường công cộng như công viên, khu vui chơi, hồ bơi
hay lớp học hàng ngày.
Thường
qua đường hô hấp khi có dịch bệnh do trẻ nhỏ chưa có ý thức phòng tránh.
Vệ
sinh đồ đặc, đồ chơi của trẻ chưa đảm bảo khiến trẻ bị vi rút tấn công.
6.
Những biến chứng của bệnh đau mắt đỏ
Đau
mắt đỏ là bệnh cấp tính với nhiều biểu hiện rõ rệt. trẻ bị đau mắt đỏ là thường
thấy bùng phát thành dịch bệnh vào những mùa mưa hay thay đổi thời tiết. Bệnh
có thể dễ dàng điều trị tại nhà tuy nhiên nếu tại nhà sau 2-3 ngày hoặc mắt có
biểu hiện sưng tấy mi mắt cần đưa trẻ tới bệnh viện ngay.
Đaumắt đỏ ở trẻ có thể gây tình trạng cộm rát, nhìn mờ, khó quan sát giảm thị lực
nếu tình trạng kéo dài gây loét, tổn thương giác mạc đồng thời để lại sẹo khiến
mù lòa, mất hoàn toàn thị lực. Vì vậy bạn cần nắm được và phòng tránh bệnh đau mắt đỏ một cách hiệu quả.
|
Những biến chứng của trẻ bị đau mắt đỏ |
Những
chú ý trên là những bí quyết tâm huyết và hữu ích cho những gia đình đang và sắp
có con trẻ. Vì một gia đình khỏe mạnh hãy ghi nhớ bài viết này nhé.